Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Sad boy
22 tháng 7 2021 lúc 15:25

bài văn lun hở trời đoạn văn được khum anh !?

Bình luận (2)
Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 7 2021 lúc 15:29

Mại dô, 15GP và 5 coin cho bài văn xuất sắc nhất!

Bình luận (4)
M r . V ô D a n h
22 tháng 7 2021 lúc 15:36

tránh đường cho chị Nguyệt trổ tài

Bình luận (14)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 11 2023 lúc 22:12

Đoạn 1:

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. 

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b.

* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

- Câu 2:  chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. 

* Mạch lạc trong phép liên kết:

- Phép lặp: chỉ, đồng cảm

- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

- Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. 

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. 

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
14 tháng 11 2023 lúc 22:12

Đoạn 2

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào. 

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
14 tháng 11 2023 lúc 22:12

Đoạn 3:

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc là lỗi dùng từ liên kết: mặc dù ... nên 

b. Các lỗi liên kết trong đoạn văn

- Về nội dung

+ câu 1: đề cập việc con người sử dụng điện thoại thay sách

+ câu 2: con người vứt bỏ thói quen đọc sách

+ câu 3: nó khó giúp con người tìm được yên tĩnh trong tâm hồn

=> Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau

- Về phép liên kết

+ Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù ... nên

+ Sử dụng phép thế không phù hợp: Từ “nó” ở câu thứ 3 là điện thoại, nhưng lại được đặt sau câu 2 nói về sách sẽ khiến bạn đọc hiểu “nó” thay cho “sách” dẫn đến hiểu sai ý văn bản. 

c. Cách sửa

Bởi vì không thấy được lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.

Bình luận (0)
Mafia
Xem chi tiết
Hanh cute
10 tháng 11 2017 lúc 21:31

Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ . "Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “ hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học.  Người xưa có câu “ Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những qui luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân , thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. các bác sĩ , kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thển đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “ chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm  nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công.Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người gìau nghị lực vuợt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang.Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương la của đất nước.  Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “ hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đọat giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao? Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”. Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm  thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ. Câu ngạn ngữ Hi Lạp “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp.  Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.

 

Bình luận (0)
Lily
10 tháng 11 2017 lúc 21:37

Trong cuộc sống mỗi người chúng ta đều luôn luôn cố gắng để trau dồi vốn tri thức cho bản thân, giống như Lê Nin đã từng nói: học học nữa học mãi, học tập là quá trình luôn luôn diễn ra, nó không bao giờ ngừng nghỉ, và quá trình học tập cũng diễn ra vô cùng phức tạp, đúng giống như có câu nói: học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Học tập là một quá trình gian nan và vất vả đó được xem như một chùm rễ đắng cay, nó được rèn rũa trong những tháng ngày, nhưng rồi hoa quả của nó lại vô cùng ngọt ngào, quả ngọt biểu tượng cho một điều gì đó dễ dàng và nó sâu lắng hơn trong mỗi con người, chúng ta đều thấy được điều đó trong những cảm nhận và biết được một điều sâu sắc nhất. Học tập luôn luôn là một quá trình nó là một quá trình lâu dài và liên tục, như chúng ta đều thấy, mỗi người đều phải học tập từ những cấp nhỏ nhất đến cấp lớn, nó cung cấp cho chúng ta những gốc rễ và nền tảng, khi bắt đầu chập chững đến lớp, chúng ta mới bắt quen với những con chữ, học cách đánh vần, học cách tính toán, cộng trừ nhân chia, đấy là một quá trình, làm quen với con chứ.

Không chỉ dừng lại ở đó nó còn đưa chúng ta đến nhiều điều khác hơn, chúng ta có thể học hỏi được những kiến thức to lớn từ sách vở, những điều đó không chỉ giúp chúng ta phát triển thêm vốn tri thức cho chính bản thân mình, mà còn giúp chúng ta kiên trì hơn trong con đường đi tìm tri thức. câu nói đó đã thể hiện đúng đắn được quá trình mà con người luôn luôn phải trải qua, học tập là quá trình gian nan, không hề dễ dàng, nhưng kết quả khi chúng ta nhận được thì nó sẽ là vô cùng mạnh mẽ và to lớn.

Câu nói trên không chỉ nhắc nhở chúng ta nên kiên trì và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm đó mới chính là những điều hữu ích mà giúp chúng ta rất nhiều cho cuộc sống này, mỗi chúng ta đều có thể tiếp thu và học hỏi nó, qua kinh nghiệm và những bài học trong cuộc đời, nó được tích lũy ra để dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta, một sự thật rằng chúng ta phải trải qua rất nhiều điều trong cuộc sống để từ đó làm nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống và tạo dựng được rất nhiều bài học từ cuộc đời này.

Học vấn đó còn là sự hiểu biết, những tri thức mà cuộc sống này ban tặng cho con người, nhưng để học được những điều đó con người cần phải luôn luôn rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày, đó là điều tốt nhất, giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc đời này, giá trị của nó không chỉ để chúng ta vươn lên để trở thành một người thành công, mà còn để chúng ta mở rộng thêm nguồn hiểu biết cho chính cuộc sống của mình.

Bình luận (0)
Hàn Tử Băng
11 tháng 11 2017 lúc 20:46

Học là con đường đưa chúng ta đến ánh sáng của tri thức, của hiểu biết, đó là một cuộc hành trình dài đòi hỏi chúng ta phải vượt qua nếu muốn nhận được thành quả cuối cùng. Nhưng đó không phải một con đường đi dễ dàng, luôn ẩn chứa những khó khăn khiến cho ta nản chí. Tuy nhiên, nếu đủ mạnh mẽ và bản lĩnh để vượt qua thì chúng ta sẽ nhận được những kết quả xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Bàn về vấn đề học vấn, ngạn ngữ Hi Lạp cũng có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả thì ngọt ngào.

 Con người có thể chinh phục thế giới tự nhiên, trở thành những chủ nhân thực sự của trái đất bởi con người có trí tuệ, có khả năng phán đoán và năng lực lao động. Con người không ngừng tò mò về thế giới tự nhiên, thông qua các hoạt động lao động thì con người dần hiểu hơn về thế giới tự nhiên, có thể cải thiện cuộc sống theo ý muốn của mình. Đó là một quá trình học hỏi đầy lâu dài và cũng không thiếu những khó khăn, thử thách. Con người để hiểu biết được thế giới đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, đó là mồ hôi, nước mắt, máu, thậm chí cả cái chết .

Tuy có những sự hi sinh, mất mát nhưng thành quả mà họ đạt được là vô cùng có giá trị. Nhờ sự khám phá, học hỏi không ngừng ấy mà con cháu thế hệ sau như chúng ta được hưởng rất nhiều những giá trị của quá trình học tập ấy. Như vậy, ta có thể thấy con đường tìm hiểu, mở rộng nhận thức của bản thân luôn ẩn chứa vô vàn những khó khăn, thử thách, nhưng kết quả mà ta đạt được cũng vô cùng giá trị, đúng như câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả thì ngọt ngào”.

Học vấn chính là thành quả của quá trình học tập không ngừng, sự lĩnh hội tri thức sẽ nâng cao trí tuệ, khả năng nhận thức thế giới của con người. Học vấn mang đến những giá trị bổ ích cho bản thân của người học nhưng việc học tập nó chưa bao giờ là dễ dàng, để đạt được mục đích cuối cùng, người học sẽ gặp phải vô vàn những khó khăn, thách thức. Những khó khăn này có thể làm cho con người nhụt chí, trở nên yếu đuối và rất có thể con người sẽ bỏ cuộc trước khi bước đến được đích cuối cùng.

“Những chùm rễ đắng cay” là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn mà con đường học vấn mang lại. Đó là những thử thách người học có thể gặp phải trong quá trình học tập, rèn luyện. Câu nói phản ánh đúng khó khăn mà người học phải trải qua trong quá trình học tập. Học tập là một quá trình dài, ta không thể tìm thấy kết quả trực tiếp, tức thì mà kiến thức sẽ thẩm thấu theo thời gian, kết quả sẽ đến khi ta thực sự nỗ lực, kiên trì đến cùng với mục đích học của mình.

Ngạn ngữ Hi Lạp so sánh những khó khăn trong quá trình học ấy với chùm rễ đắng cay không phải không có lí, chum rễ đắng cay biểu tượng cho vô vàn những thử thách mà ta có thể gặp phải trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đắng cay chính là cảm giác thất bại, cảm giác bất lực mà người học có thể sẽ phải trải qua trong quá trình học ấy. Những thử thách, khó khăn mang đến cho chúng ta những cảm xúc tiêu cực, làm cho con người thất vọng .

“Hoa quả ngọt ngào” là thành quả vẻ vang, vinh quang mà ta đạt được nếu ta vượt qua được mọi chướng ngại, đó là khi ta có thể chạm tay vào tri thức, vào chân lí mà ta luôn hướng tới. Và bao giờ cũng thế, cái gì càng khó khăn để đạt được thì càng có giá trị. Học vấn cũng vậy, học vấn là một dạng giá trị tinh thần, ta không thể nhìn ngắm bằng mắt thường nhưng đó lại là tài sản vô giá, to lớn, đáng tự hào nhất mà ta có thể đạt được. Bởi khi đã có học vấn thì ta có thể dễ dàng thực hiện được những mục tiêu trong cuộc sống của chính mình. Hay chí ít ta có bài học về sự kiên trì, nỗ lực để vượt qua hoàn cảnh.

Chẳng hạn, khi làm một bài toán khó, dù cố gắng nhưng ta không thể tìm ra cách giải, cũng không biết lựa chọn phương pháp nào mới là tối ưu và giúp ta tìm đến kết quả. Nếu người học bỏ cuộc trước bài toán ấy thì mãi mãi họ cũng không hiểu và không làm được bài toán ấy. Ngược lại, nếu kiên trì, nỗ lực trong tìm kiếm cách giải thì khi ta tìm được đáp án đúng sẽ vô cùng ý nghĩa, bởi lúc ấy ta không chỉ chiến thắng được đề bài khó mà ta còn chiến thắng chính mình, làm chủ được tri thức.

Như vậy, câu nói Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả thì ngọt ngào là đúng đắn, phản ánh đúng được những khó khăn mà ta có thể gặp phải trong quá trình học tập cũng như nhấn mạnh đến giá trị to lớn mà ta đạt được nếu vượt qua được những khó khăn ấy.

;3

Bình luận (0)
Nguyễn Châu Anh
Xem chi tiết
Q.Ng~
Xem chi tiết

VN cố lên 

Bình luận (0)

Bài làm

~ Việt Nam vô địch ~

Việt Nam là một đất nước rất xinh đẹp và có rất nhiều cây cỏ độc và lạ trên thế giới. Không chỉ có riêng thực, động vật mới có thể trổ tài trên các nước, mà con người Việt Nam cũng vậy. Chiều cầu thủ trẻ đã gia nhập vào hội bóng đá đã làm lên vẻ vang cho dân tộc Việt Nam, giờ câu nói của Bác Hồ đã thành hiện thực: " Non sông Việt Nam đã trở nên vẻ vang, dân tộc Việt Nam đã sánh vai được với các cường quốc năm châu ". Nói chung, Việt Nam hoàn hảo về mọi mặt. Hết

# Chúc bạn học tốt #

Bình luận (0)
Q.Ng~
26 tháng 3 2019 lúc 20:26

THật là cảm động quá ik, VN vô địch

Bình luận (0)
ʍ๏ɲ ȼhąɲ
Xem chi tiết
nthv_.
26 tháng 9 2021 lúc 19:50

Tham khảo:

Đã có ngừoi từng nói: "Chỉ có con người lạc quan mới làm được cái gì trên trần gian này". Thật vậy! Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải có một tinh thần lạc quan. Lạc quan là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Thực tế cho thấy, có nhiều bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan đã vượt qua và khỏi bệnh; nhưng lại có người bình thường nhưng vì bi quan mà mắc tâm bệnh;… Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm,… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh 

Bình luận (0)
Thuỳ Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Nao Tomori
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bích Phương
26 tháng 7 2015 lúc 19:06

nghe hay đó              

Bình luận (0)
Anh
Xem chi tiết
Minh Thư
7 tháng 12 2016 lúc 12:26

Câu 1:

-Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

-Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ

- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

Câu 2:

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “

Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:

“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ – Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi).v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …Câu 3:Trong cuộc sống của chúng ta, hai tiếng "đầu tiên" vô cùng thiêng liêng quan trọng: bước chân đầu tiên, tiếng nói đầu tiên,bài học đầu tiên,.. Và xúc động, thiêng liêng hơn cả là lần đầu tiên đến trường lớp một quan trọng đối với mỗi chúng ta không phải bởi khối lượng tri thức mà bởi ý nghĩa trọng đại của nó đối với sự nghiệp học tập, đối với cuộc đời của mỗi người.Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

 

Bình luận (0)